Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo

Hướng dẫn bài văn khấn nhập trạch chuyển nhà

Hướng dẫn bài văn khấn nhập trạch chuyển nhà

13/03/2021 01:03:48 | 1405 lượt xem

Văn khấn cúng nhà mới hay văn khấn nhập trạch là gì? Thông thường khi mua nhà mới hay xây dựng nhà gia chủ thường phải làm lễ cúng báo thổ công, ‘chủ nhà’ cũ, báo với tổ tiên ông bà xin phép được chuyển nhà để tiếp tục thờ cúng. Vậy cụ thể bài văn khấn như thế nào, cúng sao cho đầy đủ lễ nghĩa để từ thần linh hay tổ tiên phù hộ gia chủ làm ăn phát lộc trên nhà mới.

Trong bài viết này, phongthuysinh.net sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn, và gợi ý những bài văn khấn về nhà mới đầy đủ chính xác nhất!

cúng chuyển nhà nhập trạch

1. VĂN KHẤN NHẬP TRẠCH NHÀ MỚI (bài cúng về nhà mới) LÀ GÌ?

Theo phọng tục của người Việt ta. Khi gia chủ muốn về nhà mới trước tiên phải thắp nhang cho gia tiên, các vị thần linh trên đất đó. Xin thành tâm được nhập trạch trên đất này hy vọng được sự phù trợ cho công việc may mắn gia đạo yên ấm.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác tên các vị thần, các câu văn, thành văn chuẩn mực của bài cúng nhập trạch. Nhiều người dễ bị lúng túng rất hay quên trước sau ảnh hướng rất lớn đến sự chứng giám của thần linh và buổi lễ.

Chính vì thế mà các chuyên gia phong thủy đã biên soạn sẵn các bài văn cúng về nhà mới khi chuyển dọn nhà thể hiện rành mạch rõ ràng mọi thứ. Người làm lễ chỉ cần dựa theo đó đọc và tùy chỉnh theo thông tin của mình là được.

Đối với văn khấn nhập trạch nhà mới, sẽ gồm có 2 phần. Thứ nhất là văn khấn Thần Linh xin nhập trạch, thứ hai là bài khấn về nhà mới cúng Tổ tiên, xin rước ông bà về thờ phụng.

Chỉ cần lưu ý là khi đọc bài khấn gia chủ cần đọc theo thứ tự. Trước tiên là các vị thần linh sau đó đến tổ tiên ông bà. Thứ tự vai vế từ cao đến thấp để thể hiện sự tôn trọng các bậc thần linh trước.

2. CÁC LOẠI BÀI CÚNG NHẬP TRẠCH NHÀ MỚI

VĂN KHẤN NHẬP TRẠCH NHÀ MỚI – VĂN KHẤN THẦN LINH

Văn khấn thần linh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bài cúng nhập trạch. Bởi theo quan niệm dân gian, gia chủ trước tiên phải xin phép những vị thần trấn giữ, thổ công, vong linh tại nhà mới. Khi được chấp thuận mới được phép dọn nhà về. Cụ thể bài khấn nhập trạch gồm có 2 phần, đầu tiên là đối với thần linh như sau:

Nam mô a di đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy chín phương Trời, cùng Chư Phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.

Con tên là:………………………, tuổi mệnh (ví dụ: Tân Dậu 1981,…)

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng…. năm….(nhằm  ngày ….. tháng…. năm…. âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương quả trầu cau bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực,

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh.

Nêu cao chính đạo

Gia đình của chúng con vừa xây cất (mua được/thuê được) ngôi nhà tại địa chỉ này là….Nay công trình viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch vào nhà mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.

Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về nhà mới tại….thờ phụng.

Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành,

Tín chủ cũng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì ăn nên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi.

Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cuối đầu kính lễ, cúi mong được thần linh chứng giám.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

VĂN KHẤN NHẬP TRẠCH NHÀ MỚI – VĂN KHẤN GIA TIÊN

Khi đã đọc xin phép thần linh gia  chủ tiếp tục đến văn khấn gia tiên xin phép tổ tiên ông bà được chuyển về nơi ở mới tiếp tục thờ phụng. Cụ thể nội dung bài khấn như sau:

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG

Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH.

Con tên là ….. Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch)

Chúng con vừa dọn đến nhà mới ở địa chỉ:…………..

Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hương linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an mạnh khỏe.

Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về địa chỉ mới …. để tiếp tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.

Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

3. YÊU CẦU BÀI KHẤN NHẬP TRẠCH NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?

Chưa cần biết gia chủ bày biện mâm cao cỗ đầy như nào, tiền vàng biếu xén ra sao. Điều cốt lõi khi làm lễ nhập trạch và khi đọc văn khấn thì chủ nhà phải thật thành tâm cầu xin. Chỉ có thành tâm thì mới mong các thần linh hay gia tiên chứng giám cho.

Tiếp theo điều bắt buộc người đọc văn khấn nhập trạch phải là người trụ cột trong gia đình. Có thể là người bố, hoặc vắng mặt thì là con trai trưởng. Hãn hữu không có nam nhân thì mẹ hoặc vợ mới thay thế.

Nếu bạn chuyển đến chung cư, thì bài văn khấn nhập trạch nhà chung cư nên bổ sung chính xác số phòng, tầng lầu, khu nào, càng chi tiết càng tốt. Văn khấn nhập trạch nhà thuê thì không có gì khác biệt. Tóm lại bạn có thể áp dụng hai bài cúng chuyển nhà nêu trên trong nhiều tình huống (nhà mới xây, nhà mua lại, căn hộ, chung cư, nhà thuê, nhà trọ,…) và tùy chỉnh sao cho phù hợp nhất tình trạng của mình!

Về thời điểm đọc bài cúng nhập trạch, bạn làm theo trình tự sau:

Sau khi dọn tới nhà mới, gia chủ cầm theo bát hương bước qua lò than đặt trước cửa, các thành viên theo sau cầm theo các đồ may mắn. Tiếp theo bày lễ theo hướng hợp với chủ nhà, người này sẽ đốt nhang rồi đọc văn khấn (bài cúng nhà mới phía trên). Tiếp đó nấu nước pha trà dâng lên mâm thờ. Lúc nhang tàn thì hóa vàng, nhớ đốt luôn cả mảnh giấy ghi bài văn khấn. Như vậy là đã có thể dọn vào nhà mới.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết văn cúng về nhà mới, nếu bạn muốn biết các bước làm lễ nhập trạch về nhà mới tiến hành như thế nào?

Chúc gia đình bạn mọi điều suôn sẻ trong ngày chuyển nhà mới và cuộc sống hưng thịnh viên mãn khi dọn tới nhà mới!

TỬ VI HÀNG NGÀY

Ngày xem (Dương lịch):

Năm sinh (Âm lịch):

- Ngày 15-09-2024 dương lịch với tuổi của bạn sinh năm 1981

Tuổi Tân Dậu thuộc Thạch Lựu Mộc. Căn Tân Kim đồng hành Chi Dậu Kim.

Nên: Thực hiện điều dự tính, thay đổi phương hướng, đi xa, di chuyển, dời chỗ, trả nợ đáo hạn, nhờ quý nhân giúp đỡ, khéo léo trong cách giải quyết công việc, nhóm họp bàn bạc, nhẫn nại trong sự giao thiệp, chỉnh đốn nhà Kỵa, tu bổ đồ đạc.

Kỵ: Thưa kiện, tranh cãi, tranh luận, xin nghỉ ngắn hạn, trễ hẹn, dời hẹn, ký kết hợp tác, trì hoãn công việc, thờ ơ bỏ lỡ cơ hội.

Kết Luận: Việc đến thì nên tiến hành nhanh, không nên nghe ý kiến của những người khác. Sự mong cầu về tài lộc có điều thuận lợi hoặc được quà tặng, lộc ăn, gặp quý nhân. Có tin xa, gặp lại người xưa, việc cũ. Ngày có tiệc tùng đình đám, hội họp, họp mặt, hoặc có tin tức của người thân, bè bạn. Tình cảm tốt, vui vẻ. Có người đến nhờ vả mình, hoặc nhận được tin buồn của họ về đi lại, di chuyển, việc làm, sức khỏe.

 
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo