Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo

Văn khấn Tam Bảo tại chùa chuẩn xác nhất

Văn khấn Tam Bảo tại chùa chuẩn xác nhất

17/08/2020 10:08:15 | 1179 lượt xem

Đi chùa là nét truyền thống văn hóa đẹp của người dân Việt. Văn khấn Tam Bảo tại chùa giúp quý tín đồ, Phật tử gửi tấm lòng thành kính cũng như lời nguyện cầu của mình đến chư Phật. Cùng phongthuysinh.net tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.

Ý nghĩa của bài văn khấn Tam Bảo

Theo nét văn hóa cổ truyền, người Việt vẫn đi lễ chùa, trẩy hội vào các dịp lễ tiết trong tháng, trong năm. Đây là một nét văn hóa đẹp để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn Tam Bảo, cùng chư vị Hiền Thánh, Thần linh…

Chùa cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các vị Phật, Bồ Tát, các chư vị Hiền Thánh, Thần linh trong nhiều trường hợp đã đi vào cuộc sống tinh thần của con người. Nơi thờ tự còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người mong rằng bằng sự tín ngưỡng của bản thân mình có thể cầu xin các vị chư phật phù hộ cho cuộc sống bình an, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

Những lễ vật cần chuẩn bị khi cúng dường Tam Bảo

Không bắt buộc lễ vật khi mang đến chùa phạt sang trong. Điều được đề cao trước nhất là cái tâm thành kính của tín đồ, Phật tử. Đi cúng lễ ở những nơi thờ Thần, Phật, chư vị bồ tát, thánh hiền, đức bà,… thì người đi hành lễ cần phải chú ý tới những điều sau khi sắm sửa lễ vật dâng lên các vị chư thần.

– Khi đi dâng hương tại các chùa thì chỉ nên sắm toàn bộ là lễ chay như hương thơm, hoa tươi, quả theo mùa, phẩm oản, xôi chè,… Tuyệt đối không được dâng lên ban lễ mặn.
– Chỉ dâng lễ mặn lên nếu như trong chùa có ban thời Thánh Mẫu. Chú ý tuyệt không được dâng lễ mặn ở các khu vực chính thờ Phật (tức là nơi thờ chính của ngôi chùa).

– Trên hương án ở chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.

– Lễ mặn như gà, chả, dò, rượu, trầu cau,.. chỉ được đặt tại ban thường hay những điện thờ được xây riêng của Đức Ông hay bất kỳ vị thánh nào đó có ý nghĩa to lớn với nơi thờ cúng.

– Khi dâng cúng Phật tại chùa không được sắm vàng mã, tiền âm phủ hay những thứ tương tự. Những lễ như này thì chỉ được đặt ở bàn thờ Đức Ông, Thần Linh hay Thánh Mẫu ở các điện bên cạnh.

– Không nên đặt tiền thật lên ban thờ Phật, các ban khác thì có thể đặt, tốt hơn hết nên để vào hòm công đức.

Hành lễ ở chùa cần theo những thứ tự sau

– Đặt lễ vật: Trước hết, quý tín đồ phải thắp hương ở ban thờ Đức Ông.

– Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.

– Tiếp sau, đặt lễ ở gian nhà chính đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

– Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

– Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

Mời bạn đọc xem thêm bài viết về tử vi của 12 cung hoang dao.

Văn khấn Tam Bảo tại chùa chuẩn xác nhất

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Đệ tử con là ……………………………………

Ngụ tại ………………………………………………

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………………(công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Cẩn nguyện.

TỬ VI HÀNG NGÀY

Ngày xem (Dương lịch):

Năm sinh (Âm lịch):

- Ngày 19-03-2024 dương lịch với tuổi của bạn sinh năm 1981

Tuổi Tân Dậu thuộc Thạch Lựu Mộc. Căn Tân Kim đồng hành Chi Dậu Kim.

Nên: Thực hiện điều dự tính, thay đổi phương hướng, đi xa, di chuyển, dời chỗ, trả nợ đáo hạn, nhờ quý nhân giúp đỡ, khéo léo trong cách giải quyết công việc, nhóm họp bàn bạc, nhẫn nại trong sự giao thiệp, chỉnh đốn nhà Kỵa, tu bổ đồ đạc.

Kỵ: Thưa kiện, tranh cãi, tranh luận, xin nghỉ ngắn hạn, trễ hẹn, dời hẹn, ký kết hợp tác, trì hoãn công việc, thờ ơ bỏ lỡ cơ hội.

Kết Luận: Việc đến thì nên tiến hành nhanh, không nên nghe ý kiến của những người khác. Sự mong cầu về tài lộc có điều thuận lợi hoặc được quà tặng, lộc ăn, gặp quý nhân. Có tin xa, gặp lại người xưa, việc cũ. Ngày có tiệc tùng đình đám, hội họp, họp mặt, hoặc có tin tức của người thân, bè bạn. Tình cảm tốt, vui vẻ. Có người đến nhờ vả mình, hoặc nhận được tin buồn của họ về đi lại, di chuyển, việc làm, sức khỏe.

 
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo