Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo

Văn khấn mẫu Liễu Hạnh cầu may được lưu tryền trong nhân gian

Văn khấn mẫu Liễu Hạnh cầu may được lưu tryền trong nhân gian

15/08/2020 17:08:28 | 893 lượt xem

Mẫu Liễu Hạnh là một trong tam tòa thánh mẫu, được nhân gian tôn kính và thờ cúng. Tương truyền, mẫu Liễu Hạnh vốn là con gái của Ngọc hoàng Đại đế. Người dân tổ chức lễ hội thường niên trong ngày chính tiệc của bà tại nhân gian để cầu may. Cùng phongthuysinh.net tìm hiểu văn khấn mẫu Liễu Hạnh chính xác và đầy đủ nhất nhé.

Tìm hiểu truyền thuyết mẫu Liễu Hạnh

Tương truyền, mẫu Liễu Hạnh chính là công chúa Quỳnh Hoa. Bà là con gái thứ ba của đức Ngọc Hoàng thượng đế. Do một lần bất cẩn, bà đánh vỡ chén ngọc mà bị vua cha giáng xuống trần gian. Bà đầu thai làm con gái nhà họ Lê ở vùng Nam Định. Họ đặt tên nàng là Giáng Tiên do dung mạo nàng xinh đẹp. Đến năm 18 tuổi nàng xây dựng gia đình rồi năm 21 tuổi nàng mất dù không bị bệnh tật gì.

Văn khấn mẫu liễu hạnh
Văn khấn mẫu Liễu Hạnh cầu may được lưu truyền trong nhân gian

Trải qua hơn 20 năm ngắn ngủi nơi trần gian đã cướp mất trái tìm nàng công chúa con bé nhỏ. The thiết với cuộc sống trần thế, Quỳnh Hoa đã xin vua cha Ngọc Hoàng cho nàng thêm hai lần đầu thai làm người. Hai lần giáng trần này, nàng lấy hiệu là Liễu Hạnh, ngao du sơn thủy, thưởng lãm cảnh đẹp hùng vĩ của đất nước và gặp gỡ, giao lưu với biết bao người. Nàng thích những kẻ tao nhân mặc khách (trong đó có Phùng Khắc Khoan để rồi cuộc gặp gỡ này lưu lại vết tích là phủ Tây Hồ).

Dân gian còn lưu truyền nhiều sự tích về bà chúa Liễu Hạnh trong hai lần tài sinh này. Mọi người vẫn còn nhớ bà ủng hộ tiền bạc để giúp dân đắp đê ngăn lũ, ủng hộ xây dựng cầu cống thoát nước, mở đường, xây lối, cùng biết bao công trình giúp cuộc sống của nhân dân thêm phần thuận tiện khác. Bà còn sử dụng quyền phép giúp dân đánh đuổi giặc ngoại xâm về nước. Theo những tích lưu truyền còn sót lại trong nhân gian, lần giáng trần thứ ba của bà là vào lúc Trịnh Nguyễn phân tranh, nhân dân lầm than cơ cực. Nàng đi khắp nơi để cứu nhân độ thế, trừng trị kẻ ác. Cũng bởi vậy, nhân gian đã lập nên đền thờ bà tại chính nơi bà đã giáng thế (đền Sòng, Thanh Hóa).

Chúa Liễu Hạnh được suy tôn là Thánh mẫu tối cao, đứng đầu tam phủ trong văn hóa đạo mẫu. Bà được coi là hóa thân của Đệ Nhất Thánh Mẫu Thượng Thiên, được thờ ở chính giữa trong Tam tòa Thánh Mẫu. Bà cũng được suy tôn là một trong Tứ bất tử, sinh ra trong thời xã hội rối ren như là một chốn nương tựa của người dân cơ cực, ít nhất là về mặt tâm lý và tâm linh. Chúa Liễu Hạnh là hiện thân của sức mạnh nữ quyền, văn hóa mẫu hệ, đi trái lại với giáo lý Nho học của Khổng Tử.

Văn khấn mẫu Liễu Hạnh cầu may được lưu tryền trong nhân gian
Văn khấn mẫu Liễu Hạnh cầu may được lưu tryền trong nhân gian

Trong những năm tháng ở trần thế, chúa Liễu Hạnh đã trải qua đẩy đủ đầy đủ sướng vui đau khổ trong tình yêu. Bà là hiện thân cho sự tự do trong hành động và sự phóng khoáng, độc lập trong tư duy. Điều đó giải thích cho sức sống bền bỉ và trường tồn của hình tượng Mẫu Liễu Hạnh trong tâm thức người dân Việt Nam.

Văn khấn mẫu Liễu Hạnh cầu may

Lưu ý, bài văn khấn này chỉ được sử dụng tại đền mẫu Liễu Hạnh để cầu may. Bởi bên cạnh chúa Liễu hạnh còn rất nhiều bà chúa, quan hoàng, chầu bà,…  có quyền năng phép lạ khác. Mỗi vị lại có một bài văn khấn khác nhau, chớ nến đánh đồng lại với nhau. Chẳng hạn như văn khấn ông Công ông Táo, văn khấn cô Chín, văn khấn quan hoàng 10,…

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con xin kính lạy Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hoà Diệu, Đại vương Tốỉ linh chí linh.

Mấu Đệ nhất thiên tiên!

Mấu Đệ nhị thượng ngàn!

Mấu Đệ tam thoải cung!

Hương tử con là……………..

Ngụ tại………………..

Hôm nay là ngày………….

Tại: Phủ Tây Hồ, phường Quảng Bá, Quận Tây Hồ

Thành kính dâng lễ vật

Cung thỉnh Tam Toà Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, hội đồng các Quan, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thâp nhị chầu Cô, Thập nhị quan Cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh Bạch xà Thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám phù hộ độ trì cho hương tử con được hưởng: Gia quyến mạnh khoẻ, bình an, đắc lộc, đắc thọ, bách sự như ý…

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

TỬ VI HÀNG NGÀY

Ngày xem (Dương lịch):

Năm sinh (Âm lịch):

- Ngày 19-03-2024 dương lịch với tuổi của bạn sinh năm 1981

Tuổi Tân Dậu thuộc Thạch Lựu Mộc. Căn Tân Kim đồng hành Chi Dậu Kim.

Nên: Thực hiện điều dự tính, thay đổi phương hướng, đi xa, di chuyển, dời chỗ, trả nợ đáo hạn, nhờ quý nhân giúp đỡ, khéo léo trong cách giải quyết công việc, nhóm họp bàn bạc, nhẫn nại trong sự giao thiệp, chỉnh đốn nhà Kỵa, tu bổ đồ đạc.

Kỵ: Thưa kiện, tranh cãi, tranh luận, xin nghỉ ngắn hạn, trễ hẹn, dời hẹn, ký kết hợp tác, trì hoãn công việc, thờ ơ bỏ lỡ cơ hội.

Kết Luận: Việc đến thì nên tiến hành nhanh, không nên nghe ý kiến của những người khác. Sự mong cầu về tài lộc có điều thuận lợi hoặc được quà tặng, lộc ăn, gặp quý nhân. Có tin xa, gặp lại người xưa, việc cũ. Ngày có tiệc tùng đình đám, hội họp, họp mặt, hoặc có tin tức của người thân, bè bạn. Tình cảm tốt, vui vẻ. Có người đến nhờ vả mình, hoặc nhận được tin buồn của họ về đi lại, di chuyển, việc làm, sức khỏe.

 
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo