Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo

Văn khấn cô hồn rằm tháng 7 truyền thống

Văn khấn cô hồn rằm tháng 7 truyền thống

15/08/2020 17:08:24 | 860 lượt xem

Văn khấn cô hồn – Theo tục lệ truyền thống ở Việt Nam, tháng 7 âm lịch là khoảng thời gian mở cổng địa ngục. Những ngày này, vong linh được đi lại bình thường nơi hạ giới. Đúng ngày 15 của tháng tính theo lịch âm, gia chủ làm lễ xá tội vong nhân theo phong tục và khấn bài văn khấn cô hồn. Để hiểu rõ hơn về tục lệ này, mời bạn đọc cùng phongthuysinh.net theo dõi bài viết dưới đây.

Văn khấn cô hồn rằm tháng 7 truyền thống

Ý nghĩa văn khấn cô hồn rằm tháng 7

Xem lịch âm, tháng 7 hàng năm được coi là tháng cô hồn. Dân gian quan niệm đây là tháng của ma quỷ với nhiều điềm cần kiêng kỵ. Văn khấn cô hồn được tiến hành trong nghi lễ cúng rằm tháng 7. Ngày này được gọi là ngày xá tội vong nhâ. Khi ấy, Diêm Vương mở cửa địa ngục để các vong linh tự do đi lại trên dương giới thăm con cháu, gia đình, người thân. Đây cũng chính là ngày “âm khí xung thiên”.

Văn khấn cô hồn rằm tháng 7 truyền thống
Văn khấn cô hồn rằm tháng 7 truyền thống

Truyền thống này chịu ảnh hưởng một phần từ truyền thuyết Trung Quốc. Coi lịch vạn niên, vào ngày 2/7 hàng năm, Diêm Vương cho mở quỷ môn quan. Đến ngày rằm, sau khi được hưởng lễ cao, mâm đầy, họ lại quay trở về âm giới.

Tín ngưỡng tâm linh truyền thống này được người dân Việt truyền từ đời này sang đời khác. Mọi người quan niệm rằng con người là sự hợp nhất của thể xác và linh hồn. Khi con người mất đi, phần hồn tách ra khỏi xác để sang một thế giới mới. Tùy vào phúc đức trên dương giới mà người đó được đi đầu thai kiếp khác hoặc chịu khổ ải tù đày nơi địa ngục.

Tùy từng vùng miền khác nhau mà người dân Việt cúng lễ cô hồn vào ngày nào trong tháng 7 âm lịch. Tháng này âm khí nặng, không mang lại may mắn nên nhiều người kiêng kỵ làm việc lớn như cưới hỏi, xây nhà, mua xe,…

Người dân Việt thường chuẩn bị mâm cúng cô hồn đầy đủ, chu đáo. Mâm lễ bao gồm: Đèn, hoa, muối gạo, nước và những món ăn đầy đặn,… Đặc biệt, mâm cúng không thể thiếu món cháo loãng. Dân gian Việt Nam quan niệm rằng, món ăn này dành cho quỷ miệng lửa phải chịu kiếp khổ đày thực quản nhỏ hẹp, không thể ăn uống. Lễ cúng thường được cử hành trong buổi chiều tối các ngày từ mùng 1 đến 15. Gia chủ thắp nhang và độc văn khấn cô hồn.

Bài văn khấn cô hồn truyền thống

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH

Hôm nay ngày……tháng……năm………………(Âm lịch).

Con tên là:…………………..tuổi………………. Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)… , quận (huyện ) ……………,tỉnh (Tp):…………………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, kỳ an gia trạch, kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

– Tịnh pháp giới chân ngôn: ÔM LAM, ÔM SĨ LÂM (7 lần)

– Chân ngôn phá địa ngục: ÁN GIÀ RA ĐẾ DẠ, TA BÀ HA .(7 lần)

– Chân ngôn biến thực: (biến thức ăn cho nhiều).

NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA, TÁM BẠT RA HỒNG (7 lần).

– Chân ngôn Cam lồ thủy: (biến nước uống cho nhiều)

NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, TA BÀ HA. (7 lần )

Chân ngôn cúng dường: ÁN NGA NGA NẴNG TAM BÀ PHẠT PHIỆT NHỰT RA HỒNG (7 lần).”

Theo các chuyên gia tử vi, ngày này, gia chủ không chỉ thực hiện nghi lễ cúng bái cô hồn trước khi về lại âm giới, mà con cháu còn thể hiện lòng hiếu kinh đến ông bà, cha mẹ, gia tiên tiền tổ và các vị thân linh. Nên ngày lễ này được coi là ngày rằm lớn thứ hai trong năm sau rằm tháng giêng.

TỬ VI HÀNG NGÀY

Ngày xem (Dương lịch):

Năm sinh (Âm lịch):

- Ngày 22-12-2024 dương lịch với tuổi của bạn sinh năm 1981

Tuổi Tân Dậu thuộc Thạch Lựu Mộc. Căn Tân Kim đồng hành Chi Dậu Kim.

Nên: Thực hiện điều dự tính, thay đổi phương hướng, đi xa, di chuyển, dời chỗ, trả nợ đáo hạn, nhờ quý nhân giúp đỡ, khéo léo trong cách giải quyết công việc, nhóm họp bàn bạc, nhẫn nại trong sự giao thiệp, chỉnh đốn nhà Kỵa, tu bổ đồ đạc.

Kỵ: Thưa kiện, tranh cãi, tranh luận, xin nghỉ ngắn hạn, trễ hẹn, dời hẹn, ký kết hợp tác, trì hoãn công việc, thờ ơ bỏ lỡ cơ hội, mong cầu về tài lộc.

Kết Luận: Ngày có sự đáo hạn, đến hẹn, cần phải kiên nhẫn chờ đợi. Không nên đi quá xa hoặc mong cầu những chuyện lớn lao thì lợi và hại sẽ đi đôi. Tin vui đi liền với tin buồn hoặc có nhiều chuyện, tin tức đến cần phải lo toan, tính toán. Có người đến mời hợp tác hoặc hỏi ý kiến.

 
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo